Ngày cuối cùng của năm cũ, 31/12/2019, khi cả thế giới đang rộn ràng đón năm mới, một thông báo được Trung Quốc gửi tới Tổ chức y tế thế giới WHO, về một vài ca viêm phổi được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán. Lúc bấy giờ không ai biết virus đó là gì, và cũng chẳng ai ngờ được nó có thể gây ra một dịch bệnh khiến cả thế giới phải lo sợ.
WHO đặt tên nó là SARS-CoV-2, chịu trách nhiệm cho dịch bệnh Covid-19. Dịch bệnh hiện đã lây lan sang mọi châu lục (trừ châu Nam Cực), với hơn 85.000 người nhiễm bệnh và khiến 2912 người tử vong trên toàn cầu (số liệu ngày 29/2).
Sự nguy hiểm của SARS-CoV-2 nằm ở chỗ tuy không mạnh mẽ như SARS hay MERS, nhưng dịch Covid-19 có khả năng lây lan rất nhanh cùng tình trạng ủ bệnh kéo dài tới 14 ngày, thậm chí xuất hiện những trường hợp còn dài hơn thế. Bởi vậy mà mỗi ngày trôi qua, những con số liên quan đến Covid-19 lại có những biến động hết sức khó lường, và chúng ta sẽ cùng điểm lại sự khó lường ấy thông qua các thông tin dưới đây.
Những con số "giật mình" ở Vũ Hán và Trung Hoa đại lục
Chỉ 1 tuần sau khi gửi thông tin đến WHO, ngày 7/1 Trung Quốc đã thông báo chính thức về một chủng virus mới. Thời điểm ấy thực chất không nhiều người quan tâm, nhưng sự thờ ơ nhanh chóng bị dập tắt bởi con số của những ngày sau đó khiến bất kỳ ai cũng phải giật mình.
Số người nhập viện vì dịch viêm phổi lạ tăng dần sau ngày 7/1, với ca tử vong đầu tiên xuất hiện vào ngày 11/1. Ngày 13/01 đánh dấu cuộc dịch vụ biên dịch “chuyển mình” của virus corona vượt ngoài biên giới Trung Quốc khi những ca nhiễm đầu tiên được ghi nhận tại Thái Lan - quốc gia có số lượng du khách Trung Quốc đông đảo.
Đến ngày 15/1, tổng cộng 41 người được chẩn đoán mắc virus chủng mới. Và vào tối ngày 17/1, nạn nhân thứ 2 đã tử vong.
Ngày 20/1, nạn nhân thứ 3 tử vong vì virus đã xuất hiện, cộng thêm 100 ca nhiễm bệnh mới tại Trung Quốc và sự khẳng định chắc chắn "virus có thể lây từ người sang người". Thông báo của Bộ Y tế khiến dư luận cảm thấy hoang mang vì một dịp Tết Âm lịch ngập tràn lo sợ, vì đây là thời điểm hàng trăm triệu người Trung Quốc bắt đầu di chuyển khắp cả nước. Đến ngày 21/1, Trung Quốc xác nhận người thứ 4 tử vong.
Ngày 23/1, Vũ Hán - thành phố khởi phát dịch bệnh bị phong tỏa, khiến mọi chuyện trông giống như kịch bản của ngày tận thế. 25 người chết, trong khi các trường hợp nhiễm được xác nhận tăng mạnh lên 830 người. Có điều, 5 triệu người đã rời khỏi thành phố trước khi lệnh phong tỏa được đưa ra.
Ảnh: SCMP
Con số nhiễm mới tăng lên chóng mặt vào những ngày sau đó. Mỗi ngày, Trung Quốc ghi nhận hàng ngàn ca nhiễm mới cùng cả trăm người chết, trong đó có cả các y bác sĩ ngày đêm tận tụy chống dịch. Thậm chí vào ngày 12/2, số liệu còn có bước chuyển cực kỳ mạnh với 14.840 ca nhiễm mới - cao hơn gấp 9 lần so với cùng thời điểm ngày hôm trước, nâng tổng số trường hợp lây nhiễm tại tâm dịch lên 48.206, còn trên phạm vi toàn cầu là hơn 60.000. Tuy nhiên, con số này có được là do các chuyên gia đã thay đổi phương pháp thống kê số ca nhiễm mới, để người bệnh được tiếp nhận và điều trị sớm hơn.
Vũ Hán - từ một thủ phủ của Hồ Bắc trở thành nơi vắng lặng kể từ khi dịch bệnh nổ ra
Ở thời điểm ngày 29/2, dịch bệnh tại Trung Quốc về cơ bản đã có sự kìm hãm. Số ca nhiễm mới đã giảm dần - khoảng 427 trường hợp và 47 ca tử vong trong ngày. Các khu vực ngoài tỉnh Hồ Bắc thậm chí chỉ thông báo thêm 4 ca nhiễm mới trong cùng ngày 28/2, con số thấp nhất kể từ tháng 1/2020. Hơn 39.000 người đã bình phục và xuất viện - con số cho thấy nhiều tín hiệu lạc quan.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới lại có diễn biến phức tạp hơn rất nhiều!
Du thuyền bị cách ly Diamond Princess
Trong khi thế giới đang hướng về Hồ Bắc và Trung Quốc đại lục thì một cách đầy bất ngờ, một ổ dịch mới đã xuất hiện mang tên Diamond Princess - du thuyền bị cách ly ngoài khơi cảng Yokohama (Nhật Bản).
Cơn ác mộng đối với hành khách trên Diamond Princess bắt đầu một cách đầy bất ngờ. Ngày 25/1, một người đàn ông 80 tuổi từ Hong Kong đã lên và lưu lại du thuyền trong 5 ngày. Đến ngày 1/2, người này được xác định dương tính với virus corona chủng mới. Và đến ngày 5/2 khi tàu cập bến, bộ Y tế Nhật Bản xác nhận 9 hành khách và một thủy thủ đoàn người Philippines dương tính với virus. Kể từ thời điểm ấy, toàn bộ hành khách và thủy thủ đoàn với hơn 3700 con người trên du thuyền đã chính thức bị cách ly.
Du thuyền Diamond Princess bị cách ly từ ngày 5/2
Số người nhiễm virus trên du thuyền Diamond Princess nhanh chóng tăng lên. Chỉ 1 ngày sau, thêm 10 người dương tính. Ngày 4/2, 130 người nhiễm bệnh. Ngày 16/2, 355 người dương tính với virus. Ngày 18/2, tổng cộng các ca nhiễm bệnh trên du thuyền đã lên tới 542 người. 20/2, 621 ca nhiễm bệnh, và xuất hiện 2 trường hợp đầu tiên tử vong.
Các quốc gia đã điều máy bay đến đưa công dân về nước, tất cả đều tiếp tục được cách ly nhưng con số vẫn tiếp tục tăng lên. Và theo thông tin mới cập nhật ngày 28/2, đã xuất hiện nạn nhân thứ 6 tử vong, là một công dân Anh bị nhiễm bệnh trên du thuyền Diamond Princess.
Ổ dịch tại Hàn Quốc
Một trong những diễn biến bất ngờ nhất về dịch bệnh virus corona chủng mới đã xảy ra tại Hàn Quốc. Sau những ngày xuất hiện nhỏ giọt thì bất ngờ vào 19/2, con số nhiễm bệnh ở Hàn bỗng tăng vọt, với 20 ca nhiễm mới.
Con số tăng vọt kể từ khi bệnh nhân số 31 của Hàn Quốc xuất hiện. Đó là người phụ nữ 61 tuổi, là thành viên của giáo phái Shincheonji tại thành phố Daegu phía đông nam Seoul. Người này phát triệu chứng từ ngày 10/2, được chẩn đoán nhiễm Covid-19 vào ngày 18/2. Trong thời gian đó, bà đã di chuyển qua rất nhiều nơi, thậm chí tham gia vào buổi lễ tại nhà thờ cùng hơn 1000 người khác.
Nhà thờ Shincheonji
Hệ quả, hơn 9000 thành viên giáo phái hiện đã phải đưa vào diện cách ly. Nhà chức trách lên kế hoạch xét nghiệm toàn bộ 210.000 tín đồ của giáo phái, và kể từ đó số người nhiễm đã tăng chóng mặt. Chỉ trong vòng vài ngày, con số đã tăng theo cấp số nhân, hiện tại đã hơn 3000 trường hợp nhiễm virus (số liệu ngày 29/2) cùng 16 người tử vong, đưa Hàn Quốc trở thành ổ dịch lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc.
Số người chết tại Iran tăng vọt, Ý trở thành ổ dịch lớn nhất châu Âu, dịch bệnh chạm đến mọi châu lục (trừ Nam Cực)
Trong khi Hàn Quốc trở thành ổ dịch lớn thứ 2 thế giới, thì Iran bất ngờ... vươn lên trở thành quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất bên ngoài Trung Quốc đại lục.
Ngày 19/2, Iran phát hiện 2 trường hợp đầu tiên nhiễm virus SARS-CoV-2. Chỉ 1 ngày sau, cả 2 bệnh nhân đã tử vong. Những ngày sau đó, số ca xác nhận lây nhiễm tiếp tục tăng lên, nhưng đáng chú ý là cả số người tử vong cũng tăng liên tục. Ở thời điểm ngày 28/2, Iran ghi nhận 34 trường hợp tử vong - cao nhất thế giới sau Trung Quốc, cùng 344 ca nhiễm bệnh.
Châu Âu hiện tại cũng đang hỗn loạn vì dịch Covid-19. Ổ dịch lớn nhất ở châu Âu hiện tại là nước Ý, với 888 trường hợp lây nhiễm (tâm dịch là Lombardy với 531 ca) và 21 người tử vong. Thời điểm ngày 29/2, các nước khác ở châu Âu chứng kiến dịch Covid-19 lan nhanh là Đức (60 ca nhiễm), Pháp (57 ca nhiễm, 2 người tử vong), Tây Ban Nha (32 ca), Anh (20 ca) và Thụy Sĩ (15 ca).
Trang bị thông tin, kiến thức là mục tiêu hàng đầu
Trong thời điểm dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, mỗi người dân nên tự trang bị kiến thức để có thể trở thành một "lá chắn" hữu hiệu. Việc trang bị kiến thức và hiểu biết không chỉ giúp bảo vệ chính mình mà còn giúp bảo vệ sức khỏe cho những người xung quanh. Bạn có thể cập nhật thông tin mới nhất tại Lá Chắn Virus Corona trên mạng xã hội Lotus.
Đây là nơi cung cấp những THÔNG TIN tin cậy - nhanh nhạy - kịp thời, KIẾN THỨC hữu ích - thiết thực - thúc đẩy hành động, về cách phòng chống dịch bệnh, kêu gọi và giúp đỡ mỗi người tự kiểm tra và tự bảo vệ, trở thành lá chắn cho chính bản thân, người thân và xã hội. Trang luôn được update thông tin liên tục từ Việt Nam và khắp thế giới. Điều đặc biệt là nguồn thông tin đều có độ chính xác cao khi được kiểm chứng bởi các chuyên gia y khoa và bác sĩ đầu ngành cung cấp và tư vấn. Với sự cập nhật thông tin nhanh chóng và chính xác, bạn sẽ tự update được cho bản thân kiến thức phòng tránh Covid-19 cho chính mình và những người xung quanh.
Nguồn: Tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét